08/08/2019
Đều là nước láng giềng của Việt Nam dưới nóc nhà Đông Nam Á nhưng phong tục đón Trung thu của Lào và Campuchia lại rất khác nhau. Cùng dõi theo xem nó khác nhau vì sao nhé.
Đều là nước láng giềng của Việt Nam dưới nóc nhà Đông Nam Á nhưng phong tục đón Trung thu của Lào và Campuchia lại rất khác nhau. Cùng dõi theo xem nó khác nhau vì sao nhé.
Ở Campuchia, Trung thu diễn ra muộn hơn hẳn so với các nước khác trong khu vực châu Á cũng như Đông Nam Á. Ngày nay được gọi là lễ hội Ok Om Bok, diễn ra vào ngày 15/10 Âm lịch hằng năm.
Để chuẩn bị cho lễ hội được diễn ra suôn sẻ, người dân bản địa sẽ chuẩn bị các lễ vật cúng trăng gồm hoa tươi, súp sắn, cốm dẹt và nước mía vào buổi sáng. Sau khi các lễ vật đã được chuẩn bị đầy đủ, họ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện những công việc thường nhật như bình thường.
Khi hoàng hôn buông xuống, mọi người đặt đồ cùng vào khay, để trên một chiếc chiếu lớn trước thềm nhà hoặc ngoài trời, và thảnh thơi trò chuyện rôm rả để chờ trăng lên. Khi trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người sẽ thành tâm khấn vái và cầu nguyện, xin được ban phước lành.
Sau khi hoàn tất nghi lễ cúng kiến , khấn vái, những người già nhất trong gia đình thường sẽ lấy cốm dẹt nhét vào miệng của trẻ con. Vì họ tin rằng đây là hoạt động để cầu mong được những điều tốt đẹp đến với gia đình mình.
Trong suốt buổi lễ Ok Om Bok diễn ra, người ta cũng tổ chức cuộc thi thả đèn trời. Hình ảnh đèn lồng bay lên cao tượng trưng cho những mong ước, nguyện vọng, niềm tin của người dân gửi gắm đến thần mặt trăng, cầu mong viên mãn, sum vây.
Những hoạt động như thế giúp cho buổi lễ không bị nhàm chán và có thêm phần màu sắc. Bọn trẻ con sẽ không hẳn chỉ ngồi nghe người lớn nói chuyện với nhau mà chúng vẫn có được những trò giải trí của riêng chúng.
Bên cạnh đó, để thu hút một lượng khách đông đảo đến với Campuchia mùa Trăng rằm đó chính là hội đua ghe Ngo. Trước ngày lễ hội cả tháng là các nhà chùa, sư sãi cùng ban quản trị các chùa Khmer lại vận động người dân tham gia. Các nhà chùa phải chuẩn bị để tuyển chọn các tay bơi là những chàng trai khỏe mạnh trong các phum sóc để luyện tập để thi đấu trong ngày lễ lớn.
Tại Lào, lễ hội That Luang là một lễ Phật Giáo và cũng là dịp lễ quốc gia lớn và cũng liên quan đến ngày trăng tròn, thường diễn ra vào trung tuần tháng 12 Phật lịch(tầm tháng 11 hoặc đôi khi cũng rơi vào tháng 10 Dương lịch). Người dân sẽ tập hợp về thủ đô Vientiane để tham gia lễ hội này vì lễ hội sẽ diễn ra trong suốt một tuần trăng tròn và kết thúc vào đúng ngày rằm tháng 12.
Trung tâm của lễ hội chính là Pha That Luang, theo ngôn ngữ của Lào có nghĩa là "Tháp Lớn". Nằm tại thủ đô Vientiane, Pha That Luang là một ngôi bảo tháp linh thiêng và đẹp nhất của đất nước "Triệu Voi". Trong các ngày lễ hội diễn ra, các ngả đường vào Pha That Luang sẽ ngập tràn trong những ánh nến lung linh, ánh đèn và hoa khắp các đài tháp, tạo nên một không gian huyền ảo, linh thiêng.
Vì đây chủ yếu là lễ hội Phật Giáo nên các hoạt động chủ yếu diễn ra sẽ là cầu an, cầu phước, lễ rước kiệu tháp và lễ khất thực. Bên cạnh phần lễ sẽ có phần hội kéo dài đến một tuần chủ yếu là các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nhiều hình thức, và bên cạnh đó cũng có một hội chợ triển lãm mang tầm vóc quốc tế.
Bạn có thể thấy rằng, tuy cùng là đón Trung thu nhưng họ lại không sử dụng nhiều bánh trung thu như nước Việt Nam chúng ta phải không nào. Trung thu sắp đến rồi, hãy cùng gia đình và người thân của mình quây quần và thưởng thức những chiếc bánh trung thu tuyệt hảo từ Nhà Phân Phối Cống Quỳnh nhe
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.