Cảm Nhận Hương Vị Bánh Trung Thu Truyền Thống Ở Các Nước Châu Á

22/07/2020

Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước ở Châu Á cũng có những loại bánh trung thu truyền thống khác nhau để nhâm nhi vào mỗi dịp đêm trăng rằm. Hãy cùng cảm nhận hương vị bánh trung thu ở các nước Châu Á nhé!

Do ảnh hưởng của Trung Quốc, bánh trung thu và Tết Trung Thu cũng được thưởng thức và tổ chức ở các khu vực khác của Châu Á. Và vì vai trò trung tâm của nó trong Tết Trung Thu, bánh trung thu vẫn phổ biến ngay cả trong nhiều năm gần đây.

Bánh trung thu Trung Quốc

Bánh trung thu Trung Quốc:

Được xem là cội nguồn của ngày tết đoàn viên nên những chiếc bánh vào dịp này rất được chú trọng. Hình dáng của bánh được mô phỏng theo hình tròn và hình vuông, mang ý nghĩa cho sự đoàn tụ, viên mãn. Bánh vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống với vỏ bột nướng vàng ươm. Tuy nhiên người trung quốc lại cầu kì trong những nét họa tiết như chữ hán, hoa văn. 

Tùy vào vùng miền cũng như khẩu vị mà phần nhân bánh trung thu Trung Quốc có sự thay đổi. Lựa chọn đa dạng từ nhân mặn gồm lạp xưởng, hạt dưa, hạt sen... cho đến vị ngọt của đậu đỏ, dừa, đậu xanh. 

Bánh trung thu Nhật Bản 

Bánh trung thu Nhật Bản:

Vào mỗi dịp rằm tháng 8 Âm lịch, người Nhật Bản lại tự tay trộn bột nếp với nước rồi giã thành bánh Tsukimi Dango. Hình dạng bánh tùy thuộc vào văn hóa của từng khu vực nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Nguồn gốc bánh xuất phát từ câu chuyện xa xưa, người dân nhìn thấy trên mặt trăng một chú thỏ ngọc đứng giã bột để làm bánh. Chính vì vậy, thỏ ngọc và bánh Tsukimi Dango đã trở thành hình tượng quen thuộc trong văn hóa đất nước mặt trời mọc.

Người dân xứ hoa anh đào thường bày bánh theo tháp hình tam giác trên kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki. Bánh trung thu Nhật Bản thường dùng để cúng thần linh dịp trăng tròn và cầu mong cho mùa lúa gặt sắp tới vào mùa sẽ được bội thu.

Bánh trung thu Hàn Quốc:

Songpyeon đặc trưng từ Hàn Quốc

Đối với Hàn Quốc, Tết trung Thu là một trong những ngày lễ lớn nhất và còn có tên gọi khác là Chuseok. Người dân nơi đây sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên với 5 tầng bao gồm: bánh Songpyeon, rượu, cá hấp, canh thịt bò, hoa quả và nến. Bởi thế, Songpyeon là đại diện cho bánh Trung Thu ở đất nước này.

Được làm từ bột nếp dẻo trộn cùng đậu xanh, đường và lá thông. Mọi người trong gia đình thường quây quần cùng nhau làm bánh với nhiều màu sắc khác nhau, tùy sở thích và ước nguyện. Bánh được nắn theo hình trăng khuyết và đa dạng màu sắc do nguyên liệu tự nhiên như xanh, hồng, vàng, trắng,… nhân bùi béo của đậu có vị ngọt dịu, thơm thoảng khi được hấp với lá thông.

Người Malaysia chú trọng đến từng chi tiết của chiếc bánh trung thu

Bánh trung thu Malaysia:

Người Malaysia lại chú trọng sự sáng tạo, mới lạ của chiếc bánh trung thu. Bởi thế mà mỗi mùa trăng lại có thêm nhiều kiểu bánh thú vị ra đời. Ngoài hình dáng vuông, tròn truyền thống thì người ta còn khéo léo nắn bánh thành ngôi sao, bông hoa, con thú...
Ngoài ra, ở Malaysia còn nổi tiếng với bánh nhân sầu riêng tươi được làm từ giống sầu riêng hảo hạng của vùng Musang. Chiếc bánh vỏ dẻo thơm, cắn vào lớp nhân thơm nồng, béo béo làm mới vị giác thực khách.

Bánh trung thu của Singapore

Bánh trung thu Singapore:

Bánh dẻo lạnh hay bánh dẻo tuyết là loại bánh đặc trưng của Singapore mỗi dịp Trung thu. Bánh có vỏ ngoài mềm và dai, bên trong là phần nhân quánh dẻo thơm mát. Người dân đảo quốc sư tử ưa chuộng hình thức đẹp mắt nên bánh màu sắc rất đa dạng và phong phú.

Vỏ bánh làm từ bột dẻo và mềm mịn, vẻ ngoài bắt mắt và ép khuôn sang trọng. Bánh luôn được giữ lạnh, hương vị bánh trung thu mang đến cảm giác ngọt dịu, dễ chịu. Cùng với Màu sắc của bánh được phối phù hợp với loại nhân bên trong, rất hấp dẫn và bắt mắt.

Bánh trung thu Việt Nam:

Ở Việt Nam, bánh trung thu 2020 bao gồm hai loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh theo truyền thống thường có nhân đậu xanh, hạt sen, hoặc nhân thập cẩm với jambon, lạp xưởng, lá chanh, mứt bí,... Các hộp bánh thường bao gồm cả hai loại bánh nướng, bánh dẻo, và trong dịp phá cỗ trông trăng đêm trung thu.

Bánh trung thu truyền thống Việt Nam

Bên cạnh đó, cũng có các loại bánh trung thu rau câu, còn được gọi là bánh trung thu tươi, có công dụng và hình dáng như bánh trung thu truyền thống nhưng được làm từ rau câu. Nhân bánh như bánh trung thu nướng nhưng mềm hơn, đa dạng hơn và được làm chín trước khi cho vào bánh. Nhân bánh thường là những loại nhân mềm, dễ kết hợp với độ mềm và giòn của rau câu như bánh flan, nhân đậu xanh đánh, thạch sữa.

Bánh Trung Thu Cống Quỳnh chuyên cung cấp các loại bánh trung thu cho xí nghiệp, đại lý bán lẻ với giá cả hợp lý và chất lượng cao.

>> Xem thêm các mẫu bánh trung thu Kinh Đô - bánh trung thu Givral - Brodard - Như Lan - Casahana 2020

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

NPP BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trường Vân
MST: 0312840445
Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM.
CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.
Hotline
0906 309 885 - 0933 138 885 - 0906 986 885   
Tel: 
028 38374987 - Fax028 38360973
Email
kinhdoanh@congquynh.vn - banhtrungthu999@gmail.com
Website
trungthu.congquynh.vn Facebookfacebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn
Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard - Như Lan Chiết Khấu Cao, Giao Hàng Nhanh.
NPP bánh trung thu Cống Quỳnh - Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2020 UY TIN TP HO CHI MINH.

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.