02/01/2024
Tết Trung Thu là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên, bởi đây là thời điểm hàng triệu người Việt háo hức để trở về, quây quần bên gia đình của mình.
Tết Trung Thu được gìn giữ bao đời nay, và trở thành nét đẹp truyền thống không thể thiếu của người Việt. Theo sử sách, Tết Trung Thu được diễn ra vào thời Lý, tại kinh thành Thăng Long. Buổi lễ này được tổ chức để tạ ơn Thần Rồng đã ban mưa, giúp cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Vào ngày hội này, người dân thường tổ chức các hoạt động truyền thống như: múa rối nước, rước đèn, đua thuyền,...
Ngày nay, mỗi dịp Tết Trung Thu đến, thì người ta lại gọi với cái tên thân thương khác là Tết Đoàn Viên, bởi những ý nghĩa tốt đẹp mà ngày này mang lại. Theo văn hóa của người Việt, thì vào ngày Trung thu, các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất, có đầy đủ các loại hoa quả, bánh trung thu để dâng lên tổ tiên. Sau khi làm lễ xong, các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy bên nhau để phá cỗ, ngắm trăng tròn.
Đây cũng là thời điểm để con cháu đi xa trở về, bày tỏ lòng thành kính, lời cảm ơn đến với ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, ngày Trung thu còn là dịp để trẻ em rước đèn và tham gia các hoạt động ý nghĩa vô cùng náo nhiệt.
Tết Trung Thu - Đoàn viên cùng gia đình
Tùy vào mỗi vùng miền thì Tết Trung Thu sẽ có những phong tục khác nhau, mang theo ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Dưới đây là một số phong tục đặc trưng mà hầu hết đều có vào ngày Trung thu như:
Đây là phong tục rất quen thuộc vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Vào dịp này, những chiếc đèn lồng với đa dạng các hình dáng và màu sắc xuất hiện ở khắp mọi nơi, giúp tạo không khí rực rỡ cho ngày Trung thu, phục vụ cho buổi trước đèn vào đêm Trăng tròn. Ngoài ra, những chiếc đèn lồng còn mang ý nghĩa hạnh phúc và ấm no cho gia đình.
Trước đây, đa phần những chiếc đèn lồng đều được làm thủ công, với các hình dáng như: đèn ông sao, đèn cá chép,... Nhưng hiện nay, đèn lồng được thiết kế với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của đông đảo người tiêu dùng.
Rước đèn Trung Thu
Ánh trăng là một trong những biểu tượng ý nghĩa của đêm Trung Thu. Ngày Trung Thu trùng với rằm tháng 8 âm lịch, là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Vậy nên, đêm Trung Thu, trăng sáng đến mức người ta có thể nhìn rõ được tất cả quang cảnh vào ban đêm. Đây cũng là thời điểm thảnh thơi nhất trong ngày, khi những bận rộn tạm lắng lại và bản thân mỗi người cũng có cho mình khoảng thời gian tận hưởng thảnh thơi, nhẹ nhàng, quây quần bên những người thương yêu.
Phá cỗ
Hầu hết vào ngày Tết Trung thu, gia đình nào cũng đều có những mâm ngũ quả để dâng lên, thắp hương tổ tiên, đất trời, cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Lúc trăng lên cao nhất, cũng là lúc mà gia đình được quây quần, sum vầy để phá cỗ, thưởng trà, ăn bánh, tận hưởng thành quả của một năm đã trôi qua.
Phá cỗ đêm trung thu
Bánh trung thu là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp Đoàn Viên. Đây là món bánh truyền thống được lưu giữ qua bao đời nay, mang lời chúc may mắn, đủ đầy và trọn vẹn cho tất cả mọi việc. Sau khi thắp hương tổ tiên, những chiếc bánh được cắt ra khi phá cỗ, để chia cho các thành viên cho gia đình. Bánh chia càng đều thì gia đình càng hạnh phúc ấm êm.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bánh trung thu. Vậy nên, để mâm cỗ được ý nghĩa nhất, nên lựa chọn địa chỉ để mua bánh trung thu chất lượng. NPP bánh trung thu Cống Quỳnh luôn đồng hành cùng mâm cỗ trung thu ý nghĩa của mọi gia đình Việt!
Mọi thông tin chi tiết về quà tặng Tết Trung Thu tại NPP bánh trung thu Cống Quỳnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
NPP BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH
Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885 0906986885
Tel: 02838374987 Fax: 028 38360973
Email : kinhdoanh@congquynh.vn banhtrungthu999@gmail.com
Website: trungthu.congquynh.vn
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.