Tết trung thu và những điều có thể bạn chưa biết

09/12/2019

Tết trung thu từ lâu đã trở thành ngày hội lớn của cả dân tộc ta từ bao đời nay, đặc biệt tết trung thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các em nhỏ. Càng đến gần ngày tết trung thu, không khí khắp nơi lại trở nên nhộn nhịp với những món đồ, bánh kẹo… được bày trí khắp phố phường để chào đón trung thu.

Ở mỗi gia đình, ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được bố mẹ, ông bà dạy cho những điều cần biết về đón tết trung thu tại Việt Nam. Thế nhưng có rất nhiều điều cơ bản về trung thu như Ý nghĩa tết trung thu là gì, sự tích tết trung thu ra sao, tết trung thu ở Việt Nam có gì… còn rất nhiều người chưa biết đến.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể tất cả những điều cần biết về tết trung thu để mọi người có thể hiểu rõ hơn tại sao lại có ngày tết trung thu và câu chuyện về ngày tết trung thu bắt đầu như thế nào nhé.

tết trung thu

Ý nghĩa tết trung thu

Tết Trung thu diễn ra vào dịp ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm và mang ý nghĩa tết đoàn viên, sum vầy mọi người trong gia đình bên nhau. Với trẻ nhỏ, tết trung thu còn là dịp để được phá cỗ trông trăng, đón chú cuội và chị Hằng. Người lớn trong gia đình cùng nhau gặp mặt, ăn miếng bánh nướng, bánh dẻo và uống trà, ngắm trăng. Trẻ nhỏ thì chơi rước đèn ông sao, múa lân và hát các bài hát trung thu.

Những phong tục, tập quán trong ngày tết trung thu đã gắn bó với nhân dân ta từ bao đời nay. Tết trung thu mang những ý nghĩa tốt đẹp và được cha truyền con nối, duy trì từ đời này sáng đời khác. Vì thế, không thể không kể đến, Tết trung thu là dịp để con cái thể hiện tấm lòng hiếu thảo với bố mẹ, ghi nhớ cội nguồn, tổ tiên.

Vào dịp tết trung thu, các gia đình Việt thường chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ để cúng tổ tiên, bao gồm bánh trung thu, mâm ngũ quả, rượu hoặc trà cùng một số món ăn khác đặt trên bàn thờ, bày tỏ lòng biết ơn đối với cội nguồn, ông cha. Trung thu cũng là dịp để con cái nhớ về cha mẹ, báo đáp công sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Thường các con cháu trong nhà, nhất là những người đi xa về sẽ mang theo hộp bánh trung thu, hộp trà hay rượu ngon để làm quà biếu trung thu ông bà, bố mẹ và mọi người trong gia đình.

Với trẻ nhỏ, mỗi dịp Tết trung thu bé lại thêm một tuổi, vừa vui chơi, vừa phá cỗ và gắn kết tình cảm với ông bà, bố mẹ và phá cỗ cùng cả nhà. Phá cỗ là chỉ việc các em nhỏ cùng ăn bánh kẹo, hoa quả trong mâm cỗ được bố mẹ chuẩn bị. Tết trung thu ngày càng hướng đến trẻ em nhiều hơn và được coi như một ngày lễ quan trọng của các em nhỏ. Vào ngày tết trung thu, trẻ em ngoài được bố mẹ sắm mâm cỗ trung thu, mua cho đèn ông sao, mặt nạ… và còn được bố mẹ mua đồ chơi trung thu cho.

tết trung thu

Hình ảnh trung thu của trẻ em trước đến nay

Ngoài ý nghĩa vui chơi trong ngày Tết thiếu nhi, đây còn là dịp để trẻ em học thêm được những phong tục tập quán của dân tộc và biết hướng về tổ tiên, ông bà với lòng biết ơn. Hình ảnh trẻ em khắp mọi nơi vui mừng đón tết trung thu đã trở nên quen thuộc trên khắp cả nước từ nhiều năm nay.

Chùng ta cùng ngắm nhìn hình ảnh trung thu của các em nhỏ từ trước tới nay, để thấy được không khí sum vầy, đầm ấm của các gia đình trong ngày lễ trung thu nhé.

Bài hát trung thu được yêu thích nhất

Trong ngày Tết trung thu, khắp phố phường vang lên những bài hát Trung thu mà em nhỏ nào cũng thuộc và yêu thích. Các em được học bài hát Rước đèn Tháng Tám từ nhỏ và ngân nga hát ‘Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu’.

Ngoài bát hát trung thu phổ biến nhất ‘Rước đèn Tháng Tám’ còn có rất nhiều bài hát trung thu gắn liền với tuổi thơ của các em nhỏ. Những bài hát trung thu với giai điệu vui tươi và lời hát ý nghĩa gắn liền với thời thơ ấu của mọi trẻ em trên đất nước. Có thể kể đến những bài hát hay nhất về Tết Trung thu mà hầu như em nhỏ nào cũng thuộc như: Chiếc đèn ông sao, Rước đền trung thu, Vầng trăng cổ tích, Đêm trung thu, Lên thăm chú cuội, Ôi Ánh trăng vàng, Thằng Cuội…

Bài hát Chiếc đèn ông sao là một ca khúc thể hiện sự háo hức, phấn khởi chào đón ngày Tết trung thu được các em nhỏ rất yêu thích. Giai điệu vui tươi, nhí nhảnh cùng với điệu trống rộn ràng gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bất kỳ em nhỏ nào. Lời bài hát dễ thuộc, dễ hát làm cho người lớn mỗi lần nghe thấy cũng nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ cùng chiếc đèn ông sao đủ màu sắc rực rỡ thân quen.

Ở các nước Châu Á nơi có ngày Tết trung thu, cũng có rất nhiều những bài hát về ngày tết trung thu mang những ý nghĩa đặc trưng của từng quốc gia. Những bài hát được hát trong ngày trung thu ở bất cứ quốc gia nào cũng có nét độc đáo riêng nhưng đều mang không khi vui nhộn, tươi vui.

Hãy giành thời gian quây quần bên gia đình và tặng những món quà trung thu cho các em nhỏ cũng như người thân trong gia đình để giữ vững giá trị truyền thống tốt đẹp về ngày Tết Trung Thu của dân tộc ta từ bao đời nay.

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.