Tết Trung Thu: Khởi nguồn và ý nghĩa

13/07/2020

Tết trung thu có khởi nguồn và ý nghĩa như thế nào. Muốn biết hãy cùng chúng tôi lội ngược dòng thời gian, trở về dân gian và cùng lý giải ý nghĩa tết trung thu.

Trung thu còn được gọi là tết đoàn viên. Tết trung thu tồn tại song hành cùng sự phát triển của đất nước Việt Nam. Sở dĩ người Việt Nam trân trọng, gìn giữ tết trung thu vì tục lệ này giàu ý nghĩa nhân văn. Dù tết trung thu rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ về khởi nguồn và ý nghĩa của nó. Vậy hãy cùng chúng tôi quay ngược thời gian và cùng lý giải ý nghĩa tết về ngày tết trung thu nhé.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết trung thu?

Từ ngàn xưa cứ mỗi độ thu về là nhà nhà người người nô nức đón chào tết trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Mọi người cùng nhau quây quần phá cỗ và cầu nguyện về cuộc sống tốt đẹp.

Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Nhiều người đều lầm tưởng tết trung thu Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng thực chất không phải như thế. Nếu như người Trung Quốc xây dựng tết trung thu thông qua chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì người Việt Nam lại đề cập đến câu chuyện của chú Cuội và chị Hằng.

Theo điển tích xưa trung thu là dịp để người Trung Quốc ăn mừng vụ mùa bội thu. Đây là dịp để mọi người đối đáp thơ ca, trai gái hò hẹn, em nhỏ vui đùa. Riêng Việt Nam tết trung thu là dịp mà vua Lý tạ ơn thần Rồng đã mang mưa đến giúp mùa màng bội thu.

Vì sao tết trung thu lại có tục chơi đèn?

Với người Trung Quốc trung thu họ thường chơi đèn lồng, đèn Khổng Minh, đèn hoa đăng. Giấy dán lồng đèn đa phần có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cứ mỗi độ tết trung thu người Trung Quốc treo đèn lồng trước nhà. hoặc họ sẽ ghi ước nguyện vào đèn hoa đăng và thả trên sông. Có người thì lại thả đèn Khổng Minh mang theo lời cầu nguyện bay lên tận trời xanh.

Đèn Khổng Minh sáng rực bầu trời đêm trăng rằm

Tục lệ chơi đèn trung thu ở Việt Nam khởi nguồn từ việc tạo ra trò chơi cho trẻ nhỏ vào đêm hội trăng rằm. Đèn trung thu của người Việt Nam có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. Đèn được làm thủ công từ tre, giấy. Bên ngoài đèn lồng được tổ điểm bởi các hoa tiết mang đậm bản sắc dân tộc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

Tết trung thu vì sao có tục lệ ngắm trăng

Tại Trung Quốc vào dịp trung thu mọi người sẽ đổ xô ra đường thưởng trăng. Họ sẽ lặng lẽ đợi chờ khoảnh khắc trăng lên. Việc ngắm trọn vẹn quá trình mặt trăng mọc lên cao mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng. Ánh trăng ấm áp tròn vành vạnh biểu trưng cho sự sung túc, hạnh phúc.

Tết trung thu ánh trăng tròn vành vạnh

Vụ mùa tại Việt Nam thường kết thúc vào mùa thu. Thêm vào đó tiết trời mùa thu mát mẻ, ôn hòa, dễ chịu. Việc nông nhà đã xong cũng là lúc người nông dân cho phép bản thân nghỉ ngơi Họ dành thời gian ngắm cảnh thưởng nguyệt và hòa mình vào đất trời.

Lý giải phong tục tết trung thu về việc phá cỗ

Vào mỗi dịp Trung thu người Việt sẽ làm một mâm cỗ gồm có bánh, kẹo, trái cây, nhang, đèn,....dâng lên cảm ơn trời đất. Tùy điều kiện mỗi gia đình mà mâm cỗ đầy hay vơi.

Mâm cỗ đêm trung thu được trang trí đẹp mắt

Khi ánh trăng mới nhú lên mọi người sẽ dâng mâm cỗ. Đến lúc trăng lên cao mọi người quây quần phá cỗ. Mọi người trong gia đình sẽ chia nhau trái cây, bánh, kẹo để cùng thưởng thức trong ngày này.

Tết trung thu lại có múa Lân xuất phát từ điển tích nào?

Vào dịp Trung thu đường phố lại rộn ràng tiếng múa Lân. Sở dĩ Lân xuất hiện vào dịp tết trung thu vì người xưa cho rằng nó mang đến may mắn, tốt lành. Trong đêm trăng rằm tĩnh mịch tiếng múa Lân vang lên như đánh thức mọi người, tạo ra không khí vui tươi, náo nức. Ngày nay do nhịp sống hiện đại, vội vã tết Trung thu cũng được tổ chức gọn, tiết kiệm hơn nên bạn ít khi được thấy múa Lân vào đêm Rằm.

Phong tục cắt bánh trung thu

Tết trung thu không thể thiếu bánh trung thu. Loại bánh này được làm từ các nông sản mới vừa thu hoạch như bột mì, trứng, hạt sen, mè,....Chiếc bánh trung thu có dạng hình tròn và vuông ngụ ý mang đến no ấm, vẹn toàn.

Bánh trung thu hương vị không thể thiếu của ngày tết đoàn viên

Bánh trung thu sau khi cúng sẽ được cắt ra thành nhiều miếng nhỏ chia đều cho các thành viên trong gia đình. Miếng bánh được cắt càng khéo bao nhiêu thì gia đình hòa thuận bấy nhiêu.

Tết trung thu một lễ hội giàu ý nghĩa và tồn tại lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều quốc gia Châu Á khác. Hi vọng sau khi đọc qua các lý giải của chúng tôi chắc bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về sự khởi nguồn và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên.

>> Xem thêm mẫu hộp bánh trung thu Kinh đô - Givral - Brodard - Taithong - Casahana 2020 tại đây

NPP BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trường Vân
MST: 0312840445
Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM.
CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.
Hotline
0906 309 885 - 0933 138 885 - 0906 986 885   
Tel: 
028 38374987 - Fax028 38360973
Email
[email protected] - [email protected]
Website
trungthu.congquynh.vn Facebookfacebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn
Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard - Như Lan Chiết Khấu Cao, Giao Hàng Nhanh.
NPP bánh trung thu Cống Quỳnh - Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2020 UY TIN TP HO CHI MINH.

Địa chỉ: 149 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.