Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu tại Việt Nam

13/11/2024

Trung Thu là lễ hội truyền thống của người Việt, mang đến cho chúng ta cảm giác ấm áp đoàn viên của gia đình. Vào thời điểm này, hình ảnh những đoàn múa lân, tiếng trống rộn ràng, những chiếc đèn lồng, bánh trung thu sẽ trở nên thật đẹp đẽ mà ai cũng muốn tận hưởng. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của Trung Thu là gì, hãy cùng Bánh Trung Thu CQ Mart tìm hiểu qua bài viết sau.

Trung Thu có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam? Tết Trung Thu rơi vào ngày nào trong năm 2025, cùng Bánh Trung Thu CQ Mart khám phá ngay!

Trung Thu là lễ hội truyền thống của người Việt, mang đến cho chúng ta cảm giác ấm áp đoàn viên của gia đình. Vào thời điểm này, hình ảnh những đoàn múa lân, tiếng trống rộn ràng, những chiếc đèn lồng, bánh trung thu sẽ trở nên thật đẹp đẽ mà ai cũng muốn tận hưởng. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của Trung Thu là gì, hãy cùng Bánh Trung Thu CQ Mart tìm hiểu qua bài viết sau. 

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Khám phá nguồn gốc của lễ Tết Trung Thu

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu có nguồn gốc từ thời xa xưa và đã xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo thông tin trên văn bia chùa Đọi, từ năm 1121, ở triều đại nhà Lý, Tết Trung Thu được chính thức tổ chức tại kinh thành Thăng Long cùng với một số hoạt động như đua thuyền, múa rối nước, rước đèn,... Ở thời kỳ Lê - Trịnh, lễ hội này trở nên xa hoa hơn trong phủ Chúa và được miêu tả rõ nét trong “Tang thương ngẫu lục”.

Ý nghĩa của Tết Trung Thu 

Ý nghĩa của Tết Trung Thu là gì đối với gia đình

Tết Trung Thu là ngày lễ mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam, là dịp để gia đình đoàn tụ và trẻ nhỏ có cơ hội vui chơi, tạo nên những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Vì vậy, ý nghĩa của Tết Trung Thu sẽ được thể hiện qua những điều sau đây:

  • Sum họp gia đình: Tết Trung Thu là khoảng thời gian để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu, thưởng trà và chia sẻ những câu chuyện sau một thời gian dài làm việc, học tập khi xa nhà. 

  • Bày tỏ lòng biết ơn: Trung Thu còn là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn. Con cháu sẽ bày tỏ lòng kính trọng đến với ông bà, cha mẹ và ngược lại, người lớn cũng sẽ gửi đến lời cảm ơn, sự yêu thương vì những cố gắng của con trẻ.

  • Vui chơi giải trí: Người ta thường nói “Trung Thu là Tết Thiếu Nhi” nên đây là dịp để trẻ nhỏ có thể thoả sức vui chơi với các hoạt động truyền thống như rước đèn, phá cỗ, múa lân trong bầu không khí lễ hội đầy màu sắc và vui tươi. 

  • Giữ gìn bản sắc văn hoá: Trung Thu giúp lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, một di sản đã tồn tại hơn 3000 năm trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. 

Trung Thu 2025 là ngày nào? Âm lịch và dương lịch

Tết Trung Thu là ngày lễ được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Theo dương lịch của năm 2025, ngày lễ Trung Thu sẽ rơi vào ngày 06 tháng 10 năm 2025. 

Những hoạt động thú vị trong đêm trung thu ở Việt Nam

Vào ngày Tết Trung Thu, có rất nhiều hoạt động thú vị sẽ diễn ra vào thời gian này. Đây cũng là thời khắc cả trẻ em lẫn người lớn đều mong chờ để cùng nhau đón một cái Tết Trung Thu ấm áp, đoàn viên. Sau đây là một số hoạt động tiêu biểu mà bạn có thể tham gia trong đêm Trung Thu: 

Rước đèn

Trung Thu là Tết Thiếu Nhi và không thể thiếu hoạt động rước đèn

Rước đèn là hoạt động không thể thiếu vào dịp Tết Trung Thu. Các gia đình có thể chọn mua lồng đèn theo đúng sở thích của các bé hoặc tự chuẩn bị nguyên liệu và cùng bé tự tay làm lồng đèn. Điều này vừa tạo thêm niềm vui, vừa tạo nên kỷ niệm đẹp cho cả gia đình. Vào đêm rằm, bé sẽ cùng gia đình hoặc bạn bè rước đèn, hoà vào không khí trung thu rộn ràng với tiếng trống, tiếng kèn và tiếng cười nói ríu rít. 

Múa lân

Múa lân là tiết mục được nhiều người mong chờ nhiều nhất vào ngày Tết Trung Thu

Múa lân là một hoạt động văn hoá dân gian độc đáo của Việt Nam thường diễn ra vào ngày Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Những chú lân với dáng vẻ uy nghi, sống động cùng với tiếng trống rộn ràng sẽ mang đến những màn biểu diễn đầy hấp dẫn dành cho người lớn lẫn trẻ nhỏ vào ngày Tết Trung Thu. 

Ngắm trăng và phá cỗ

Ngắm trăng và phá cỗ là hoạt động không thể thiếu của nhiều gia đình vào ngày lễ Trung Thu

Vầng trăng tròn toả sáng là “đặc sản” không thể thiếu vào dịp Tết Trung Thu. Vào đêm rằm tháng tám, các thành viên sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cỗ với các loại bánh trung thu thơm ngon, trái cây, bánh kẹo cùng ấm trà đậm đà. Sau khi thưởng thức các món ăn hấp dẫn, mọi người sẽ cùng nhau ngắm trăng, chia sẻ với nhau những câu chuyện thú vị trong cuộc sống. 

Tham gia các trò chơi dân gian

Các trò chơi dân gian mang đến niềm vui vào ngày Tết Trung Thu

Bên cạnh các hoạt động rước đèn, múa lân, ngắm trăng và phá cỗ, các trò chơi dân gian là hoạt động tinh thần không thể thiếu vào dịp lễ Trung Thu. Vào đêm trăng rằm, mọi người thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian để ai cũng có thể tham gia vui chơi giải trí. Một số trò chơi dân gian phổ biến được nhiều người tham gia đó là kéo co, đi cầu ván, hái hoa cau, bịt mắt đập niêu, rồng rắn lên mây,... 

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu mà Bánh Trung Thu CQ Mart đã tổng hợp trong bài viết này. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày lễ ý nghĩa và quan trọng này. Nếu như bạn có thêm những thông tin khác về ngày lễ Trung Thu, hãy chia sẻ thêm cho chúng tôi nhé! 

Địa chỉ: 149 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.