07/08/2019
Bên cạnh Tết Nguyên Đán, Trung Thu cũng là ngày mà được trẻ em Việt Nam trông đợi nhất. Vì đây chính là dịp để có thể nhận quà thỏa thích từ người lớn như những chiếc lồng đèn đa sắc cũng như những món bánh trung thu nướng thơm ngon, hấp dẫn
Dù đã trải qua biết bao nhiêu thế kỷ nhưng nguồn gốc về ngày Tết Trung thu vẫn chưa có thông tin chính xác.
Theo như một số giả thuyết, Tết Trung thu được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời nhà Đường. Vào một đêm rằm tháng 8, lúc trăng rất tròn và sáng, vua Đường Minh Hoàng có dạo chơi trong vườn Ngự Quyển. Trong lúc dạo chơi, vua có gặp một vị đạo sĩ tên La Công Viễn. Với phép tiên của mình, La Công Viễn đã đưa vua lên cung trăng chơi một chuyến.
Đắm chìm trong không gian huyền ảo, các điệu múa thướt tha của các tiên nữ xinh đẹp đã làm vua quên hết mọi thứ kể cả thời gian, đến khi vị đạo sĩ nhắc nhở thì vua mới chịu ra về.
Về lại trần thế, vì vẫn còn vấn vương sự lộng lẫy, diệu ảo nơi tiên giới nên đã cho người viết ra tác phẩm Khúc Nghê Thường Vũ Y. Sau này, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch, nhà vua lại cùng các quan lại và phi tần trong cung tổ chức tiệc thưởng nguyệt ngắm trăng, uống rượu và xem cung nữ biểu diễn để kỷ niệm lần du ngoạn lên cung trăng kỳ diệu.
Từ đó về sau việc tổ chức rước đèn và các buổi tiệc đã trở thành phong tục dân gian của Trung Quốc, lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa. Trong sử Việt ta cũng không nói rõ là dân ta bắt đầu tổ chức trung thu từ khi nào, chỉ là từ mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này và tồn tại cho đến ngày nay.
In sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam, khi nhắc đến Trung thu, không thể nào không nhắc đến chị Hằng, chú Cuội và thỏ Ngọc - một huyền thoại tồn tại rất lâu đời trong dân gian.
Ngày xửa ngày xưa, ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con, tên là Hằng Nga. Nàng lúc nào cũng mong được xuống hạ thế để chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.
Hôm nọ, Tiên Đế tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", Hằng Nga bèn xuống trần gian để học được cách làm bánh ngon. Khi ở dưới trần gian, Hằng Nga đã gặp được một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối - chàng Cuội.
Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon đó chính là cứ bỏ hết tất cả các nguyên liệu hòa cùng nhau rồi đem nướng lên. Nhưng lạ thay, sau khi chiếc bánh được nướng lên và mang khỏi lò lại rất thơm, các bé ăn vào đều khen lấy khen để.
Sau khi đã tìm được công thức làm bánh ngon, Hằng Nga liền vội vàng trở lại cung trăng. Vì lưu luyến Hằng Nga nên Cuội đã nắm tay nàng nhưng với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay lên tận cung trăng.
Chiếc bánh do Hằng Nga đã đạt được giải nhất và được gọi là bánh trung thu. Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
Đặc biệt, trong mâm cỗ những ngày này thì không thể thiếu món bánh trung thu. Bánh trung thu đã trở thành một thức bánh không thể thiếu của mọi nhà, được coi là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.
Bánh trung thu truyền thống có hai loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, nhân làm bằng lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn.
Ở nông thôn, người ta thường tổ chức cho trẻ em đi rước đèn khắp cả xóm làng. Cứ mỗi mùa trung thu đến, những tiếng hò reo ca hát, ánh sáng từ những chiếc đèn lồng muôn hình vạn trạng nhộn nhịp cả buôn làng.
Còn ngày nay, rước đèn còn là dịp để các thanh thiếu niên trong xóm, khu phố cùng nhau thi thố làm những chiếc đèn lồng thật lớn, để rinh giải cùng chia cho bạn bè của mình.
Ngày nay, các loại đồ chơi thủ công đã không còn được yêu thích như hồi xưa nữa. Các đồ chơi điện tử đã dần chiếm được ưu thế nên các gia đình đã không còn làm nhiều đồ chơi cho con em mình như trước nữa.
Mặt nạ, đèn ông sư, đèn kéo quên, tò he, chong chóng,..là những món đồ chơi đơn giản nhưng được trẻ con vô cùng yêu thích lúc bấy giờ. Ngoài ra, các loại mặt nạ bằng bìa cứng cũng là những món đồ chơi được săn đón. Mặt nạ được làm theo các hình tượng mà trẻ em thường hay nhắc đến như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,..
Như là truyền thống quen thuộc không thể thiếu, người Việt vẫn thường tổ chức biểu diễn múa lân vào dịp Trung Thu. Được biết, Lân chính là con vật tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho gia đình.
Một đội múa lân thường gồm có 4 người: một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống, một người ở phía sau cầm tấm vải dài phất phất theo nhịp múa của người phía trước.
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trường Vân MST: 0312840445
Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM
Hotline: 0906 309 885 0933 138 885 0906 986 885
Tel: 028 38374987 Fax: 028 38360973
Email : [email protected] [email protected]
Website: trungthu.congquynh.vn Facebook: facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn
Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard - Như Lan Chiết Khấu Cao, Giao Hàng Nhanh
NPP bánh trung thu Cống Quỳnh Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2019 UY TIN TP HO CHI MINH
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.