5 điều khác biệt của tết trung thu Việt Nam với tết trung thu Trung Quốc

15/07/2020

Bạn có bao giờ thắc mắc tết trung thu Việt Nam khác biệt như thế nào so với tết trung thu Trung Quốc. Hãy cùng chúng ta khám phá và tìm ra nhiều điều thú vị.

Tết trung thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên, Lễ trung thu không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,...Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tết trung thu Việt Nam khác biệt như thế nào so với tết trung thu Trung Quốc. Hãy cùng chúng ta khám phá và tìm ra nhiều điều thú vị.

Tết trung thu Việt Nam và Trung Quốc khác biệt về nguồn gốc

Tết trung thu tại Trung Quốc ra đời vào đời nhà Thương khoảng thế kỷ 10 TCN. Lúc bấy giờ người xưa chưa đặt tên cho nó là “tết trung thu” mà gọi là lễ hội ăn mừng mùa màng bội thu vào Rằm tháng 8. Sau đó lễ hội này dần phổ biến trong những năm triều đại nhà Đường (618-907). Thuật ngữ “tết trung thu” chỉ ra đời vào đời nhà Chu. Thời đại phong kiến Trung Quốc vua chúa, quan viên dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để tổ chức lễ hội cùng nhiều nghi thức phức tạp mừng tết trung thu.

Tại Việt Nam, theo các tài liệu cổ xưa tết trung thu được chính thức tổ chức từ đời nhà Lý tại kinh đô Thăng Long với hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Như vậy tết trung thu Việt Nam ra đời sau tết trung thu Trung Quốc.

Ý nghĩa khác biệt của tết trung thu Việt Nam và Trung Quốc

Theo truyền thuyết cổ xưa của người Việt Nam thì trung thu là dịp để người dân làm lễ tạ ơn Rồng làm mưa giúp cho mùa màng bội thu. Người lớn thì bày mâm cỗ cúng, trẻ em được phá cỗ và rước đèn. Rằm tháng 8 đối với trẻ em Trung Quốc được xem như tết của thiếu nhi và người lớn coi nó như là đêm của thơ ca, hẹn hò đôi lứa.

Khác biệt về tín ngưỡng thờ cúng mặt trăng của Việt Nam và Trung Quốc

Về tín ngưỡng thờ cúng mặt trăng của người Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm không tương đồng. Trong đó hình ảnh Mặt trăng đối với người Việt Nam gắn liền với đời sống sinh hoạt và mùa màng.

Rằm tháng 8 rơi vào mùa thu nên tiết trời mát mẻ, khí hậu dễ chịu nhất trong năm. Hơn thế nữa đêm Rằm tháng 8 Mặt trăng đẹp và sáng nhất. Lúc này mùa vụ dã kết thúc nên người nông dân có thể thảnh thơi thưởng trăng, hòa mình với đất trời.

Mặt trăng gắn liền đời sống sinh hoạt của người Việt Nam

Riêng Mặt trăng đối với người Trung Quốc là biểu tượng của phồn sinh gắn liền hình ảnh sinh con đẻ cái của người phụ nữ. Theo truyền thuyết cổ xưa của người Choang ở Trung Quốc lưu truyền thì Mặt trời và Mặt trăng là vợ chồng và các ngôi sao là con cái của họ. Mặt trăng mang phần âm, đại diện cho nữ giới và thật lung linh, lộng lẫy vào ngày Rằm tháng 8.

Mặt trăng của người Trung Quốc biểu tượng cho sự phồn sinh

Truyền thuyết còn cho rằng Mặt trăng tròn là do mang thai. Sau khi sinh con nó sẽ bị khuyết đi và có hình lưỡi liềm. Người phụ nữ đối vai trò quan trọng trong việc duy trì nòi giống, cần được tôn trọng và ghi nhận sự hy sinh. Ngày 15 tháng 8 âm lịch chính là ngày tưởng nhớ công lao sinh thành vĩ đại của họ.

Khác biệt tục chơi đèn lồng khác biệt giữa người Việt và người Hoa

Vào tết trung thu trẻ em Việt Nam thường thường chơi với những chiếc đèn lồng có nhiều hình dáng khác nhau. Đèn lồng được tô điểm bởi các họa tiết, chi tiết mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam như cành đào, hoa mai, nhánh trúc, chữ thư pháp hay các di tích văn hóa lịch sử. Đèn lồng của người Việt là biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình ấm áp.

Đèn lồng của người Trung Quốc

Người Trung Quốc thường dùng đèn lồng dạng xếp tròn có màu đỏ vào đêm trăng Rằm. Họ cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, yên bình cũng như biểu tượng cho khả năng sinh sản. Đèn lồng của người Trung Quốc mang biểu tượng cho sự may mắn, bình an và hạnh phúc.

>> 5 món quà giá trị và ý nghĩa dành tặng đối tác nhân dịp tết Trung Thu

Đèn lồng của người Việt Nam

Tết trung thu Việt Nam và Trung Quốc khác biệt về các hoạt động

Vào ngày tết trung thu người Trung Quốc sẽ bày tiệc thưởng trăng. Trẻ em thì được tham gia chơi các trò chơi như rước đèn cá chép, đèn kéo quân, múa lân và ăn bánh.

Người Việt mừng Trung thu bằng cách chế biến các món bánh dâng lên tổ tiên, ông bà, gia đình, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em. Người Việt thực hiện lần lượt các nghi lễ như: rước đèn, bày cỗ, phá cỗ, hát trống quân,....dưới trăng. Bày cúng vào đêm trăng Rằm với các sản vật, hương hoa đất trời thực chất là thể hiện lòng thành kính, biết ơn  trời đất, vũ trụ.

Trên đây là 5 điểm khác biệt của tết trung thu Việt Nam với tết trung thu Trung Quốc. Dù cách thức tổ chức tết trung thu ở mỗi quốc gia không giống nhau nhưng nhìn chung đây là một phong tục rất có ý nghĩa và cần được gìn giữ. Tết trung thu là dịp để mọi người đoàn viên, sum họp chung vui bên mâm cỗ ăn mừng mùa màng bội thu và bày tỏ lòng biết ơn đối với trời đất, tổ tiên.

>> Xem thêm mẫu hộp bánh trung thu Kinh đô - Givral - Brodard - Taithong - Casahana 2020 tại đây

NPP BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trường Vân
MST: 0312840445
Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM.
CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.
Hotline
0906 309 885 - 0933 138 885 - 0906 986 885   
Tel: 
028 38374987 - Fax028 38360973
Email
kinhdoanh@congquynh.vn - banhtrungthu999@gmail.com
Website
trungthu.congquynh.vn Facebookfacebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn
Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard - Như Lan Chiết Khấu Cao, Giao Hàng Nhanh.
NPP bánh trung thu Cống Quỳnh - Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2020 UY TIN TP HO CHI MINH.

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.